Hinh anh

Hinh anh

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Cây Đậu Dầu (Pongamia pinnata)

Cây Đậu Dầu (Pongamia pinnata) (tên địa phương khác: Indian Beech Tree, Cây Sồi Ấn Độ, Honge Tree, Pongam Tree, Panigrahi) là một cây rụng lá sớm, cao khoảng 15–25 mét, thuộc họ Fabaceae. Nó có ngọn lớn với nhiều hoa nhỏ màu trắng, hồng hoặc tím. Nguồn gốc của nó ở Ấn Độ, nhưng được trồng rộng rãi tại Đông Nam Á.

Cây Đậu Dầu (Pongamia pinnata) là một cây nhiệt đới khoẻ, chịu đựng được nhiệt và ánh sáng mặt trời. Nhờ hệ thống gốc lớn, nó cũng chịu được hạn hán. Nó mọc tự nhiên trên vùng đất cát hay đá, bao gồm đá vôi, nhưng trong trồng trọt, nó có thể được trồng thành công ở hầu như tất cả các loại đất cũng như các loại đất mặn.

Nó thường được trồng ở những vùng khô và thường được sử dụng cho mục đích làm vườn cảnh như rào chắn gió hoặc lấy bóng râm. Vỏ cây được sử dụng để làm dây bện hoặc dây thừng, và chất gôm đen của nó, trong quá khứ, đã được dùng để điều trị vết thương do cá độc.

Những cục ở gốc của nó thúc đẩy cố định nitơ, một quá trình cộng sinh bởi khí nitơ (N2) từ không khí được chuyển thành NH4 + (một dạng nitơ có sẵn cho cây). Vì thế, nó có thể được dùng làm màu mỡ cho đất kém chất dinh dưỡng. Mặc dù toàn bộ cây thì độc hại, nhưng nước ép từ cây, cũng như dầu, có tính sát trùng. Dầu hạt giống này được sử dụng trong đèn dầu, làm xà phòng , dầu nhớt, và sản xuất dầu diesel sinh học.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Bổ sung một loài thông mới cho hệ thực vật Việt Nam



Theo tài liệu đã được công bố, Việt Nam hiện có 33 loài thông, trong đó 22 loài bị đe dọa tuyệt chủng ở mức quốc tế và 8 loài bị đe dọa tuyệt chủng ở mức quốc gia. Trong số 33 loài thông đã biết có 32 loài được công nhận là thông bản địa của Việt Nam. Hiện nay, nhờ kết quả điều tra, khảo sát của các nhà khoa học trong và ngoài nước, danh sách các loài thông của Việt Nam vẫn tiếp tục được bổ sung.

Page Content
Gần đây nhất, nhóm chuyên gia thuộc dự án: “Bảo tồn và phát triển nguồn gen cây quý hiếm của hệ sinh thái núi đá vôi ở xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Mã số VN 06/011” đã phát hiện được loài thông 2 lá quả nhỏ có tên khoa học là Pinus tabuliformis Carrière. Sự phát hiện được thông 2 lá quả nhỏ không chỉ bổ sung thêm một loài cho nhóm thông mà nó còn là loài mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Thông 2 lá quả nhỏ được phát hiện ở toạ độ địa lý: 230 15 20” vĩ độ Bắc; 1050 17 30” kinh độ Đông, có độ cao so với mực nước biển là 1592m, trên đường đỉnh núi đá vôi thuộc xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ngoài ý nghĩa khoa học, thông 2 lá quả nhỏ còn là cây có giá trị kinh tế, do vậy bị khai thác quá mức, có nguy cơ tuyệt chủng.
Thông 2 lá quả nhỏ là cây gỗ lớn, chiều cao tối đa đạt tới 25m, đường kính thân cách mặt đất 1,3m tới 1m. Vỏ có mầu nâu xám, tán lá dẹp trên đỉnh được tạo nên bởi các cành non màu hơi sáng. Cành trên nhẵn, chồi ngủ đông hình thuôn, có dầu.

Có 2 hoặc 3 lá trên gốc chung màu lục thẫm, hình bán cầu ở phần gốc, kích thước 6-15cm x 1- 15cm, có 5-9 ống nhựa; 1 đến 2 gân ở mép; ít khi có gân phụ. Gốc lá có vỏ bọc bền, lúc đầu dài 1- 2cm, sau ngắn lại. Nón có hạt dạng trứng cao 9mm, rộng 5mm. Thông 2 lá quả nhỏ trưởng thành ra quả vào tháng 4-5.

Ngoài Việt Nam, thông 2 lá quả nhỏ còn có ở Trung Quốc, phân bố ở các tỉnh Liên Ninh, Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Nội Mông.

Thông 2 lá quả nhỏ cung cấp gỗ dùng trong xây dựng, hầm mỏ, đóng tàu thuyền, làm đồ gia dụng. Ngoài ra, còn cung cấp nhựa, tanin. Lá dùng làm thuốc.

Ở nước ta, ngoài Thài Phìn Tủng, còn phát hiện được thông 2 lá quả nhỏ ở Na Hang (Tuyên Quang) với số lượng cá thể rất ít. Vì vậy, để tránh nguy cơ tuyệt chủng, cần khuyến cáo không được khai thác, bảo vệ cây con tái sinh và sớm đưa vào Sách đỏ.

TS. Lê Trần Chấn

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Cây cóc hồng duy nhất Việt Nam

TP - Đã hơn một thập niên được phát hiện tại vùng ngập mặn ven đầm phá tỉnh TT- Huế, cây này kéo theo sự ra đời của nhiều công trình nghiên cứu, đề án, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Nhưng nó vẫn là một dấu hỏi.




Cóc hồng duy nhất Việt Nam từng bị nhầm tưởng là do cóc đỏ biến đổi thành .


Đi tìm cây “độc”

Hôm đó đang cuộc chuyện vu vơ về cá tôm cây cỏ vùng rừng ngập mặn, anh bạn quản lý môi trường huyện Phú Vang bỗng vỗ tay đánh rộp như sực nhớ điều gì. Câu chuyện chợt rẽ ngang sang cái cây ngập mặn rất đặc biệt sống ven đầm phá tỉnh TT- Huế. Nó được cho là cá thể có một không hai ở Việt Nam, thậm chí toàn bán đảo Đông Dương. Cạnh nó còn có một cây cùng họ, chỉ khác về màu hoa, từ lâu được liệt vào danh sách quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt. Nghe ra cũng lấy làm vinh dự cho tỉnh nhà TT- Huế, nơi không có nhiều những cánh rừng ngập mặn ngút ngát như các tỉnh thành trong Nam ngoài Bắc. “Nghe nói chúng là cây hiếm, cây nằm trong Sách đỏ. Nhiều sinh viên, giảng viên ở thành phố từng về nghiên cứu làm luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ về nó”. Anh bạn cũng chỉ biết vậy.

Mùa hè năm Mão chỉ còn những ngày cuối, trời vẫn oi làm trễ giấc đêm. Giữa khuya khoắt bức nực, điện thoại réo. Đầu dây kia là người quen từ vùng Tân Mỹ (Phú Vang): “Cái cây chú nhờ anh dò tìm hồi trước chừ đã có manh mối. Nó ở trong khuôn viên Tam Giang Resort, hèn chi khó tìm. Là vẹt hoa đỏ”. Anh bạn cũng không quên chua thêm: Phải mau thu xếp về ngắm hoa chụp hình vì hình như cây nở hoa vào độ cuối hè đầu thu. Sáng ra tôi chưng hửng khi hỏi một số nơi không ai biết cây này là gì. Có người khẳng định không có cây trong sách đỏ sách hồng nào tên như vậy. Tân Mỹ cách Huế chừng hơn 10 cây số, tôi sốt ruột phóng xe về ngay trong sáng.

Nom bộ dạng đường đột không vẻ gì là khách du lịch, nhân viên bảo vệ khu resort chặn tôi ngay từ cổng. Hỏi về cây quý, anh ta ngần ngừ xác nhận. Nó không phải vẹt hoa đỏ mà là cây cóc đỏ và cóc hồng. Muốn xem phải được giám đốc đồng ý. Sau cuộc điện chớp nhoáng, yêu cầu được chấp thuận. Có vẻ là cây quý thật. Bởi dẫn khách đi xem cây mà có đến mấy anh bảo vệ luôn kè áp bên cạnh, như thể họ đưa tôi vào một nơi cất giấu kho báu. Hai cái cây lạ kia rồi, ngay bên mép nước sình lầy, hình thế uốn éo rất đặc biệt nổi bật giữa ngàn cây tự nhiên suôn đuột. Chúng tựa bon-sai được tạo thế quần thụ gió lùa ôm lên những giả sơn đắp nổi mấp mô giữa cái ao nông quanh co loằng ngoằng.

Trừ ra hai cái tên, thông tin về chúng vẫn rất mông lung. “Tui làm ở đây hơn 5 năm rồi. Năm nào cũng có người về nghiên cứu hai cái cây. Họ canh đúng thời điểm hạt rụng nhặt về gieo ươm, rồi chiết cành, dâm nhánh nhưng tất cả cây con sau đó chết hết, không biết vì sao? Nghe nói đây là hai cây kiểng ngập mặn quý hiếm có từ thời ông Ngô Đình Cẩn (em trai của Ngô Đình Diệm - Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa) về lập khu nghỉ mát”, anh bảo vệ tên Hạnh bất ngờ kể sau một hồi khách lạ ngó nghiêng chụp hình ngắm hoa.




Hình thế quần thụ, bạt phong lạ lùng của hai cây cóc ngập mặn ở TT- Huế được cho là bon-sai có từ thời ông Ngô Đình Cẩn Ảnh: Ngọc Văn.


Cây cóc của ông Ngô Đình Cẩn?

Cuối cùng tôi cũng tìm được người mình cần tìm, nữ tiến sĩ chuyên ngành Sinh thái học, nguyên giảng viên khoa Sinh - Đại học Sư phạm Huế, người có hàng chục năm nghiên cứu rừng ngập mặn. Những cây hiếm như cóc đỏ, cóc hồng cũng không ngoại lệ. Cả hai cây cùng lúc được giảng viên này phát hiện trong một lần thực địa làm luận án tiến sĩ tại rừng ngập mặn Tân Mỹ.

Đó là năm 1998, TS Lê Thị Trễ còn nhớ như in. Ban đầu, có nhiều ý kiến cho rằng nó chỉ là cây cóc đỏ (tên khoa học Lumnitzera littorea) biến đổi màu hoa sang hồng. Trong danh mục cây rừng ngập mặn tại Việt Nam thời điểm đó cũng không có loài cóc hồng nào như thế mà chỉ có cóc đỏ. Về loài cóc đỏ ở Việt Nam, vùng Tân Mỹ hiện có hai cây, nó còn được ghi nhận tại Cam Ranh, Vũng Tàu, Hà Tiên, Côn Đảo... Trong Sách đỏ Việt Nam có tên loài cóc đỏ và hiện được xếp vào tình trạng “sẽ nguy cấp”.

Cóc hồng tại Việt Nam chỉ có một cây. Đây là một loài độc lập có tên khoa học là Lumnitzera rosea chứ không do bị biến đổi như người ta nhầm tưởng, TS Trễ cho biết. Để minh chứng, nữ tiến sĩ trưng ra nhiều tài liệu, báo cáo, công trình khoa học gồm cả tiếng ta lẫn tiếng tây. Ngoài ra, còn có 3 nghiên cứu khoa học, 3 khóa luận tốt nghiệp đại học, 1 luận văn thạc sĩ cùng lấy đề tài cây cóc hồng Tân Mỹ để nghiên cứu, 1 đề tài luận án tiến sĩ cũng liên quan. Tôi để ý trên bàn tiếp khách có một tài liệu nước ngoài của nhà khoa học P.B.Tomlinson (Mỹ) ghi nhận cây cóc hồng được phát hiện lần đầu tại đảo Hinchinbrook thuộc Queensland, Australia. Như vậy, thế giới đã từng có người nghiên cứu về loài này. Tomlinson cho rằng đây là dạng trung gian (lai) giữa loài cóc đỏ (Lumnitzera littorea) và cóc trắng (Lumnitzera racemosa), nhưng vẫn thuộc nhóm cây ngập mặn chính thức (true mangroves).



Tiến sĩ Lê Thị Trễ, người đầu tiên phát hiện cây cóc hồng duy nhất Việt Nam Ảnh: Ngọc Văn.


Theo TS Trễ, cóc hồng chỉ có tại vài quốc gia, lãnh thổ thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Australia, Indonesia, Philippines, New Caledonia, tài liệu quốc tế trước đây không đề cập Việt Nam. Một thông tin thú vị được TS Trễ dẫn từ nghiên cứu của C. Norman Duke (chuyên gia rừng ngập mặn người Úc): Cóc hồng chỉ hiện diện ở khu vực có hai loài cóc đỏ và cóc trắng, tuy nhiên không phải khu vực nào trên thế giới khi có mặt hai loài trên thì luôn kèm theo cóc hồng. Nhận xét đó phù hợp với thực tế cây cóc hồng ở Việt Nam, chỉ với một cá thể nhất biệt, dù có hai loài bố mẹ bên cạnh.

TS Trễ cho rằng cóc hồng là loài quý hiếm xét trên phương diện khoa học, nghiên cứu di truyền học, cần đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Loài này có nguy cơ tuyệt chủng do khả năng tái sinh tự nhiên thấp, cần có nhiều công trình nghiên cứu nhân giống bảo tồn. “Cây cóc hồng duy nhất Việt Nam có thể là loài nhập nội. Có thể ông Ngô Đình Cẩn từng dùng nó chơi bon-sai. Với vai vế lúc đó, không khó để ông Cẩn sưu tầm những loài cây cảnh lạ và độc đáo như vậy”, TS Trễ nhận xét.

Chợt nhớ lần trò chuyện với nhà nghiên cứu Dương Phước Thu (Huế), người có nhiều năm nghiên cứu về gia đình họ Ngô. Được biết, “cậu Cẩn” có thú chơi chim, cá, gà, trăn đến cưỡi bò, sưu tầm cây quý… Đã chơi là phải thứ “độc”, chỉ có một mà không có hai. Hỏi chuyện cóc hồng, ông Thu cho rằng nếu “cậu Cẩn” sưu tầm cái bon sai khác thường kia để chơi thì điều đó không có gì lạ, đặc biệt vào lúc ông đang có đầy quyền uy như một lãnh chúa và luôn có nhiều kẻ xu nịnh, cơ hội, hãnh tiến vây quanh.

Qua bao biến cố thời cuộc, cây cóc hồng tồn tại cho đến giờ cũng có lắm điều lạ lùng. Một dạo xảy ra việc chuyển đổi chủ sở hữu khu du lịch ở Tân Mỹ (sau này là Abalone rồi Tam Giang Resort). Đám bảo vệ cũ lúc giao thời nảy ý đồ bứng hai cây cóc đem bán vì nghe đồn là cực quý. Cuối cùng, họ vẫn không sao thực hiện được dù chẳng bị ai ngăn cản. Trước đó, TS Trễ cũng từng can ngăn một ông chủ có ý định phá bỏ hai cây hiếm để cải tạo lại khuôn viên. Lần khác về Tân Mỹ, tình cờ gặp ông chủ mới vừa đến tiếp quản khu du lịch và có kế hoạch lấp cống dẫn thủy triều cung cấp nước mặn, ô-xy cho khoảnh rừng có hai cây cóc hiếm. Thiếu ô-xy cây sẽ chết. Tiếp nhận thông tin từ nữ tiến sĩ, vị tân giám đốc lập tức yêu cầu dừng lấp cống, cho tôn tạo khu vực có hai bon-sai ngập mặn, chỉ đạo bảo vệ nghiêm ngặt. Có thời lo lắng cho cây, Giáo sư Phan Nguyên Hồng- thầy của tiến sĩ Trễ - từng hỗ trợ tiền túi để bà mua đứt cây cóc hồng di đi nơi khác phục vụ nghiên cứu. Khó khăn về quản lý chăm sóc và sợ nhất là cây chết sau khi bị bứng đi, tiến sĩ Trễ ngưng ý định trên.

Rồi một ý tưởng mới hình thành trong tâm huyết nữ tiến sĩ mê rừng ngập mặn: “Giờ thì yên tâm, khi các cây cóc quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt trong khu Tam Giang Resort. Tỉnh đang triển khai đề án bảo tồn rừng ngập mặn, tôi chỉ mong đề án trích một phần kinh phí kết hợp đầu tư từ doanh nghiệp để sớm nghiên cứu xây dựng tại Tân Mỹ một khu bảo tồn rừng ngập mặn với đa dạng các loài trên thế giới chứ không riêng các cây cóc. Làm vậy sẽ tốt cho cả doanh nghiệp lẫn địa phương trong bảo tồn, nghiên cứu, phát huy giá trị rừng ngập mặn, thu hút khách du lịch”.


Ông Ngô Đình Cẩn thường có những thú chơi lạ như chơi gà, trăn, cưỡi bò và cả sưu tầm cây quý. Nếu ông Cẩn có sưu tầm cây cóc hồng để chơi, thì không có gì lạ, vì quanh ông có nhiều kẻ xu nịnh, cơ hội, hãnh tiến.

Nhà nghiên cứu Dương Phước Thu



Tam Giang - Huế tháng 8-2011

Ngọc Văn

Phát hiện thêm 3 loài cây rừng ngập mặn VN

TS. Viên Ngọc Nam (khoa Lâm nghiệp, ĐH Nông lâm TP.HCM) cho biết: trong đợt khảo sát nghiên cứu rừng ngập mặn tại Côn Đảo vừa qua, đoàn đã phát hiện thêm ba loài chưa được công bố trong danh sách các loài cây rừng ngập mặn VN.









Ảnh lớn: Cây bàng phi - (Ảnh: V.N.Nam) Ảnh nhỏ (trên xuống): Lá, quả của cây Xu (Xylocarpus rumphii (Kostel.) Mabb.) - (Ảnh: Trần Đình Huệ); Lá, hoa, trái và trụ mầm cây Vẹt (Bruguiera hainessii C.G.Rogers); Lá, hoa và trái của cây Bàng phi (Pemphis acidula J.R. & G. Forst.) - (Ảnh: Viên Ngọc Nam)


Cây Xu rumphii phân bố dọc ven biển và trong vùng rừng ngập mặn nơi ít ngập triều. Cây Vẹt hainesii là loài Vẹt hiếm ở Đông Nam Á. Còn Bàng phi, loài chỉ thị chuyển tiếp giữa ba hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển và san hô, mới được FAO đưa vào danh sách cây ngập mặn thực sự (năm 2007), đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng ở Đông Nam Á do bị khai thác để làm bonsai.



TS. Viên Ngọc Nam và cây Bàng Phi (4 - 5 năm tuổi) đem từ Côn Đảo về để nghiên cứu dâm hom (Ảnh: N.Quỳnh)


Với kinh nghiệm của 25 năm chuyên nghiên cứu về rừng cây ngập mặn, và được trao giải thưởng Hồ Chí Minh (cùng nhóm tác giả ở công trình nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ - năm 2005), TS. Nam cho biết: Vẹt hainesii và Xu rumphii là hai loài mới được phát hiện ở VN, trong đó Vẹt hainesii chỉ có 4 cây ở Côn Đảo; riêng Bàng phi đã có sẵn ở VN nhưng trước nay không ai biết là cây gì.

Cũng theo ông Nam: sự phân bố của ba loài cây này tại Côn Đảo được “du nhập” từ các nước láng giềng, cụ thể Bằng Phi từ Philipin qua, Vẹt và Xu từ Indonesia và Maylaysia qua, chúng đi theo mùa gió, dòng nước, và mùa trái.

Được biết, trong thời gian tới, TS.Nam và các nhà nghiên cứu của vườn Quốc gia Côn Đảo sẽ tiến hành nghiên cứu phục hồi các loài cây này tại VN.

Việc phát hiện 3 loài cây mặn thực sự ở Côn Đảo đã làm tăng thêm thành phần loài cây ngập mặn thực thự, tăng đa dạng thực vật rừng ngập mặn ở VN.

•Ngọc Quỳnh

Phát hiện loài thực vật mới

Jose Carlos Mendes Santos là người đam mê cây cỏ, ngụ ở đông bắc Bahia (Brazil), khu vực được xác định là đa dạng sinh học bậc nhất thế giới. Hai năm trước, ông tìm thấy một loại cây chỉ cao 3 cm, trông vừa quen, vừa lạ với những bông hoa màu trắng hồng.
Cây lạ được đưa đến nhà sưu tập sinh học Alex Popovkin để xác định đó phải chăng là loài thực vật mới.





Alex Popovkin đã tải hình ảnh cây này lên trang mạng xã hội Flickr để nhờ các chuyên gia sinh học trên toàn cầu cùng thẩm định. Kết quả, đó là thực vật thuộc họ Strychnine hoặc tên khác là Loganiceae, chi Spigelia nhưng lại có nhiều đặc điểm không giống với đồng loại nên đó có thể là rất mới mà trước đây chưa ai biết đến.



Chi thực vật này có cách sinh sống khá đặc biệt vì chúng sẽ chết vào cuối mùa khô và xuất hiện trở lại vào nửa đầu mùa mưa. Trước khi tàn tạ, cây ra hoa, kết quả và chúng uốn cong xuống phần rễ để tiếp tục gây giống. Nhờ đó cây con sẽ tiếp tục sống gần với môi trường của cây mẹ đặc biệt nếu đó là những lớp rêu ẩm ướt.

Hiện tượng nói trên có thuật ngữ là “geocarpy”, đó là sự thích ứng của thực vật trong môi trường khắc nghiệt. Ví dụ điển hình của geocarphy là cây đậu phộng đã chôn quả của mình trong lòng đất nơi nó từng mọc.

Loài thực vật mới được đặt tên khoa học là Spigelia genuflexa. Đối với Alex Popovkin thì đây là một hạnh phúc lớn qua hơn 30 năm nghiên cứu sinh học (theo Physorg)

Song Mai

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Rú Lịnh

Trong thời buổi ngày nay, khi dân số phát triển cao kèm theo quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra ồ ạt thì diện tích đất rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp và có nguy cơ biến mất. Tỉnh Quảng Trị cũng như các tỉnh khác có một diện tích rừng khá lớn 103.000 ha [21], nhưng chủ yếu tập trung ở vùng đồi núi xa khu dân cư, trong khi diện tích rừng tự nhiên ở đồng bằng không đáng kể. Rú Lịnh là khu rừng tự nhiên nằm ở vùng đồng bằng có diện tích lớn nhất 95 ha [21], thảm thực vật nơi đây thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới có nguồn gốc chủ yếu từ khu hệ thực vật Bắc Việt Nam – Trung Hoa.
Trước 1954, toàn bộ diện tích 170 ha ở rú Lịnh là rừng nguyên sinh có cấu trúc kín, rậm, nhiều tầng. Hệ thực vật đa dạng, phong phú về thành phần loài, trong đó nhiều loài quý hiếm như: Lim Xanh (Erythrephloeum fordii Oliver.), Gụ Lau ( Sindoratonkinensic Achev.), Huỹnh (Tarrietia cochinohinensis BL.), Cà ổi ấn (Castanopsis indica (Roxb) A.DC.), Dẻ rừng (Lithocarpus silvicolarum (Hance)), … hoặc có giá trị xuất khẩu, làm thuốc như: Trầm Hương (Aquilaria crassana), Ngũ Gia Bì (Sehhefflera oatophylla Harums.), Khổ Sâm Nam ( Brucea javanica (L) Merr.). Đặc biệt có 3 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam là Trầm Hương (Aquilaria crassana Pierre ex Lecomte) tình trạng đang nguy cấp (E), Re Hương (Cinnamomum parthenonxylon (Jack) Meissn.) biết không chính xác (K) và Gụ Lau (Sindora tonkinensis A. Chev.) sẽ nguy cấp (V) [9]. Qua thời gian diện tích rừng từ 170 ha giảm xuống còn 95 ha, báo động nguy cấp đến sự tồn tại các loài cây quý cần được bảo vệ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện tại khu rừng có khoảng trên 200 loài (Đã xác định được 192 loài) thuộc 70 họ (năm 2000). Trong đó cây gỗ chiếm 97 loài, dây leo 29 loài, cây bụi 45 loài, thực vật thân thảo 21 loài [21]. Nhờ sự che phủ của thảm thực vật rừng mà rú Lịnh có tác dụng điều hoà nguồn nước nơi đây góp phần giảm bớt tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt về mùa khô của các xã Vĩnh Hiền, Vĩnh Hoà, Vĩnh Thành, Vĩnh Thạch, … ngoài ra còn cung cấp chất đốt. Nơi đây còn là một di tích lịch sử, từng là nơi đóng quân của bồ đội ta trong chiến tranh. Vì vậy, rú Lịnh được gọi là: “Khu rừng văn hoá – môi trường”.
 Chính những đặc điểm trên, rú Lịnh thu hút được nhiều nhà khoa học, các sinh viên Đại học, khách du lịch đến thăm quan học tập.
Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tìm hiểu tài nguyên cây gỗ và các loài cây khác có giá trị, nên số lượng taxon trong lớp một lá mầm ít được quan tâm và nghiên cứu, và chính sự phân bố rộng đã là một vấn đề khó khăn trong việc xác định tên taxon.
Lớp một lá mầm có nhiều loài có giá trị về kinh tế, làm thuốc chữa bệnh như: Pandanus, Catibium, Zingiber, Smilax và làm cảnh. Ngoài ra, nó góp phần tạo sự đa dạng cho thảm thực vật nơi đây, với số lượng lớn lớp Một lá mầm cùng với Dương xỉ, cây bụi Hai lá mầm tạo thành một thảm thực vật dày dưới tán cây rừng giúp bảo vệ rừng, giữ nguồn nước. Trong đó có ca trúc hay tre lịm (Melocalamus compactiflorus Benth &Hook) thấy nhiều nơi đây và đã được dân địa phương đặt tên cho Rú, và được gọi là Rú Lịnh(Lịm).
Rú Lịnh thuộc địa phận của hai xã Vĩnh Hiền và Vĩnh Hoà nên gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, và có nhiều hiện tượng khai thác bất hợp pháp tài nguyên Rú Lịnh, ảnh hưởng không nhỏ đến thảm thực vật nơi đây, đứng trước tình hình cấp bách đó đã có nhiều biện pháp bảo vệ, phục hồi Rú đã được đưa ra.
(Trich Khoa luan: Le Tuan Anh, giao vien huong dan: TS. Le Thi Tre)

Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)

Ngọn núi Ngọc Lĩnh (kontum) cao hơn 2.598 m, được xem như nóc nhà miền Nam quanh năm mây phủ, ẩn chứa bao nhiêu huyền bí bỗng chốc trở thành địa danh nổi tiếng được cả thế giới biết đến. Nơi đây đang cất giữ trong mình "kho báu" mà thiên nhiên ban tặng: sâm Ngọc Lĩnh, hay còn gọi là sâm K5,  sâm Việt Nam...
Truyền thuyết kể rằng, người Xê Đăng sống dưới chân núi Ngọc Linh thuộc địa phận  tỉnh Kon Tum đã "mật truyền" một phương "thuốc giấu" được lấy về từ núi hiểm, rừng sâu. Loại thần dược này bảo vệ dân làng khỏi bệnh tất và thú dữ nơi rừng thiêng, nước độc. Trong làng, khi có người già đau ốm, trẻ em bị bệnh, phụ nữ sinh con, người làng bị rắn rết, thú dữ cắn... đều được các già làng chữa trị bằng "thuốc giấu". Chỉ có các già làng mới biết được phương thuốc này, và cũng chỉ truyền lại điều bí mật cho người được chọn trước khi nhắm mắt, xuôi tay.
Trải qua bao đời, bí mật về cây "thuốc giấu" luôn được người Xê Đăng bảo vệ, được trân quý như một báu vật mà thần núi, thần rừng đã ban tặng cho họ...
Đến những năm kháng chiến chống Pháp, bí mật về cây "thuốc giấu" bắt đầu được hé lộ khi các già làng đã chỉ cho những cán bộ hoạt động nằm vùng tại đây cây thuốc quý. Khi bí mật bị phơi bày, mọi người đổ xo đi tìm cây sâm quí, càn quét cả cánh rừng, gây nguy cơ tuyệt chủng loài sâm quí.
Qua nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và thế giới. Sâm Ngọc Lĩnh có nhiều hợp chất sinh học qu‎í mà các loại sâm khác không có được. Các nhà khoa học đang tiếp tục phân tích và tìm cách nhân giống để bảo tồn loại sâm quí hiếm này.
2.1. Đặc điểm sinh học cây sâm Việt Nam:
a. Phân loại taxon:
Cây sâm Ngọc Lĩnh hay Sâm Việt Nam, Sâm khu 5 đều chỉ đến loài Panax vietnamensis Ha et Grushv. 1985, thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae, bộ Hoa tán Apiales.
Ngày 8 tháng 6 năm 1973 tại văn phòng Ban Dân y Khu 5 dược sĩ Đào Kim Long, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu sâm Ngọc Linh đã nêu rõ đặc điểm hình thái, sinh thái học, quần thể, thảm thực vật, khả năng thích nghi, cách phát tán, khả năng tái sinh của cây nhân sâm này kèm theo báo cáo có các tiêu bản mẫu cây ép khô, ảnh chụp và 3kg sâm đã phơi khô.
Dược sĩ Đào Kim Long đã đặt tên khoa học của cây sâm Ngọc Linh này là Panax articulatus KL Dao (trong kháng chiến để giữ bí mật nên thường gọi là Sâm K5), hay Panax articulatus Kim Long Đào theo tên người phát hiện. 12 năm sau, tên Nhân sâm Việt Nam và tên khoa học là Panax vietnamesis Ha et Grushy, họ Ngũ gia Araliaceae, được công bố tại Viện Thực vật Kamarov (Liên Xô cũ) năm 1985, do Hà Thị Dung và I. V. Grushvistky đặt tên.
 Áp dụng Quy tắc quốc tế về danh pháp thực vật công bố năm 1994 (ICBN - Tokyo code), điều 1, mục 3 phần C, danh pháp khoa học của sâm Ngọc Linh có thể được nối tên của người thứ hai công bố với tên người thứ nhất qua chữ ex, và khi đó tên khoa học của cây nhân sâm Ngọc Linh được viết hợp pháp theo luật quốc tế hiện nay sẽ phải là Panax articulatus KL Dao (1973) ex Ha et Gruskv (1985) [11]
b. Mô tả: [16]
Cây thảo sống nhiều năm, có 1 - 4 thân khí sinh, cao 40-60cm, có khi tới 1m. Thân rễ nạc, đường kính 1-3,5cm, dài có thể tới 1m, có nhiều đốt, mang những vết sẹo do thân khí sinh rụng hằng năm để lại; trên thân rễ có nhiều rễ phụ, cuối thân rễ có rễ củ có dạng con quay, hình trụ, có khi có hình dạng ngoài như củ nhân sâm. Thân khí sinh mọc thẳng đứng, màu xanh hoặc hơi tím, đường kính 5-8mm, thường rụng hằng năm, nhưng đôi khi vẫn tồn tại 2-3 thân trong vài năm.
Lá kép hình chân vịt mọc vòng, thường là 3-5, ở ngọn thân; cuống lá kép dài 6-12mm mang 5 lá chét mà lá chét giữa lớn hơn, dài 15cm, rộng 3,5cm; lá chét có phiến hình trứng ngược, hình mác ngược hay bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn có khi kéo dài thành mũi, gốc hình nêm, có lông ở cả hai mặt, gân phụ 10 cặp hình lông chim, gân nhỏ hình mạng.
Cụm hoa ở cây 4-5 năm là một tán đơn trên cuống dài 10-20cm, đôi khi có thêm 1-4 tán phụ hay 1 hoa đơn độc ở phía dưới tán chính; mỗi tán có 50-120 hoa, cuống hoa dài 1-1,5cm; lá đài 5, hợp ở dưới thành hình chuông, cánh hoa 5, màu vàng lục nhạt; nhị 5; bầu 1 ô với 1 (2-3) vòi nhuỵ.
Quả nang, màu đỏ tươi thường có chấm đen ở đỉnh; hạt 1-2, hình thận, màu trắng hay vàng nhạt.
c. Sinh học:
Mùa hoa tháng 4 - 6, mùa quả chín tháng 7 - 8. Cây tái sinh bằng hạt và bằng các đoạn thân rễ.
d. Nơi sống và sinh thái:
Mọc rất rải rác dưới tán rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở núi cao trung bình 1700 - 1900 m, ưa ẩm và trên đất có nhiều mùn.
e. Phân bố:
Loài đặc hữu hẹp của Việt Nam, mới chỉ gặp ở: Quảng Nam - Đà Nẵng (Trà My, Trà Lĩnh, Trà Giang), Kontum (Đắc Glây, núi Ngọc Linh), Lâm Đồng (Lạc Dương: núi Langbian).
f. Giá trị:
Nguồn gen qúy, hiếm. Cây thuốc tăng lực, phục hồi sức khỏe và chữa được nhiều bệnh như: suy nhược cơ thể, thần kinh và một số bệnh khác.
g. Tình trạng:
Đang nguy cấp. Cây vốn có vùng phân bố rất hẹp và mọc rất rải rác, lại bị săn tìm ráo riết để thu hái thuốc nên số lượng cá thể giảm sút xuống rất nhanh chóng, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.Mức độ đe dọa: Bậc E. [2]
h. Quá trình phát hiện ra cây sâm Ngọc Linh:
Trên thực tế, loại "thần dược" của người Xê Đăng được Kỹ sư thực vật Vũ Đức Minh phát hiện ra một cách tình cờ từ năm 1968, trong một chuyến công tác ở vùng núi Ngọc Linh. Kỹ sư Minh đã tìm được một vài củ đem về để chữa vết thương cho cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị và cho kết quả tốt. Tuy nhiên lúc bấy giờ, Kỹ sư Minh chỉ cho rằng đây là một loại dược liệu khá đặc biệt. Sau đó, anh đã báo cáo lên Ban Quân y Khu V. Tháng 6/1972, Khu ủy Khu V đã thành lập một đoàn điều tra thuộc Ban y tế Trung Trung Bộ do Dược sỹ Đào Kim Long làm trưởng đoàn, và tháng 10/1972, đoàn bắt đầu hành trình tìm kiếm loại cây trên...
Ngày 18/3/1973, nhóm của Dược sỹ Đào Kim Long - Nguyễn Châu Giang và Dược sỹ Nguyễn Thị Lê (người của Ban Y tế Kon Tum), đã phát hiện cá thể loại cây dược liệu này ở độ cao khoảng 1.800m trong khi "săn tìm" trên vùng núi Ngọc Linh thuộc H80-Kon Tum... Quá trình nghiên cứu đã đưa ra kết luận: cây dược liệu đó là một loại nhân sâm vô cùng quý hiếm. Khu ủy Khu V đã chỉ đạo khoanh vùng bảo vệ, khai thác làm thuốc chữa bệnh, trị thương cho cán bộ, chiến sỹ. Bắt đầu từ đó, cây "thuốc giấu" chính thức được mọi người biết đến với "danh phận" cao quý của... nhân sâm.
Vì vậy, căn cứ vào hình dáng thân rễ có đốt, tôi đã đặt tên cho nó là Panax articulatus Kim Long Đào (theo tiền lệ thực vật chí, người được ghi công phát hiện loài mới sẽ được gắn tên cùng loài thực vật ấy- LH).
Trong các tài liệu gửi ra Bộ môn Thực vật học, trường Đại học Dược khoa Hà Nội, cây sâm Ngọc Linh đều được mang tên này... Đến năm 1988, TS Hà Thị Dụng và GS Grushvisky đã xác định dây là một loài nhân sâm mới của thế giới và đặt tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv, mà mọi người thường gọi là sâm Việt nam. Điều đáng nói là từ năm 1973 đến nay, đã có nhiều cơ quan, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, và đã có gần 50 nhà khoa học bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sỹ, Tiến sỹ từ các công trình nghiên cứu về loài cây quý hiếm này.

The 'Cronquist System' of Flowering Plant (Magnoliophyta) classification (Arthur Cronquist. 1988. The Evolution and Classification of Flowering Plants)

SUBCLASS
Magnoliales
MAGNOLIIDAE
Winteraceae
Degeneriaceae (Thorne)
Himantandraceae (Thorne)
Eupomatiaceae (Thorne)
Austrobaileyaceae (Thorne)
Magnoliaceae (Thorne)
Lactoridaceae (Thorne)
Annonaceae (Thorne)
Myristicaceae (Thorne)
Canellaceae (Thorne)
Laurales
Amborellaceae (Thorne)
Trimeniaceae (Thorne)
Monimiaceae (Thorne)
Gomortegaceae (Thorne)
Calycanthaceae (Thorne)
Idiospermaceae
Lauraceae (Thorne)
Hernandiaceae (Thorne)
Piperales
Chloranthaceae (Thorne)
Saururaceae (Thorne)
Piperaceae (Thorne)
Aristolochiales
Aristolochiaceae (Thorne)
Illiciales
Illiciaceae (Thorne)
Schisandraceae (Thorne)
Nymphaeales
Nelumbonaceae (Thorne)
Nymphaeaceae (Thorne)
Barclayaceae
Cabombaceae (Thorne)
Ceratophyllaceae (Thorne)
Ranunculales
Ranunculaceae (Thorne)
Circaeasteraceae (Thorne)
Berberidaceae (Thorne)
Sargentodoxaceae (Thorne)
Lardizabalaceae (Thorne)
Menispermaceae (Thorne)
Coriariaceae (Thorne)
Sabiaceae (Thorne)
Papaverales
Papaveraceae (Thorne)
Fumariaceae
SUBCLASS
Trochodendrales
HAMAMELIDAE
Tetracentraceae
Trochodendraceae (Thorne)
Hamamelidales
Cercidiphyllaceae (Thorne)
Eupteleaceae (Thorne)
Platanaceae (Thorne)
Hamamelidaceae (Thorne)
Myrothamnaceae (Thorne)
Daphniphyllales
Daphniphyllaceae (Thorne)
Didymelales
Didymelaceae (Thorne)
Eucommiales
Eucommiaceae (Thorne)
Urticales
Barbeyaceae
Ulmaceae (Thorne)
Cannabaceae (Thorne)
Moraceae (Thorne)
Cecropiaceae (Thorne)
Urticaceae (Thorne)
Physenaceae
Leitneriales
Leitneriaceae (Thorne)
Juglandales
Rhoipteleaceae (Thorne)
Juglandaceae (Thorne)
Myricales
Myricaceae (Thorne)
Fagales
Balanopaceae (Thorne)
Ticodendraceae (Thorne)
Fagaceae (Thorne)
Nothofagaceae (Thorne)
Betulaceae (Thorne)
Casuarinales
Casuarinaceae (Thorne)
SUBCL
Caryophyllales
CARYOPHYLLIDAE
Phytolaccaceae (Thorne)
Achatocarpaceae (Thorne)
Nyctaginaceae (Thorne)
Aizoaceae (Thorne)
Didiereaceae (Thorne)
Cactaceae (Thorne)
Chenopodiaceae (Thorne)
Amaranthaceae (Thorne)
Portulacaceae (Thorne)
Basellaceae (Thorne)
Molluginaceae (Thorne)
Caryophyllaceae (Thorne)
Polygonales
Polygonaceae (Thorne)
Plumbaginales
Plumbaginaceae (Thorne)
SUBCLASS
Dilleniales
DILLENIIDAE
Dilleniaceae (Thorne)
Paeoniaceae (Thorne)
Theales
Ochnaceae (Thorne)
Sphaerosepalaceae (Thorne)
Sarcolaenaceae (Thorne)
Dipterocarpaceae (Thorne)
Caryocaraceae (Thorne)
Theaceae (Thorne)
Actinidiaceae (Thorne)
Scytopetalaceae (Thorne)
Pentaphylacaceae (Thorne)
Tetrameristaceae (Thorne)
Pellicieraceae (Thorne)
Oncothecaceae (Thorne)
Marcgraviaceae (Thorne)
Quiinaceae (Thorne)
Elatinaceae (Thorne)
Paracryphiaceae (Thorne)
Medusagynaceae (Thorne)
Clusiaceae (Guttiferae) (Thorne)
Malvales
Elaeocarpaceae (Thorne)
Tiliaceae (Thorne)
Sterculiaceae (Thorne)
Bombacaceae (Thorne)
Malvaceae (Thorne)
Lecythidales
Lecythidaceae (Thorne)
Nepenthales
Sarraceniaceae (Thorne)
Nepenthaceae (Thorne)
Droseraceae (Thorne)
Violales
Flacourtiaceae (Thorne)
Peridiscaceae (Thorne)
Bixaceae (Thorne)
Cistaceae (Thorne)
Huaceae (Thorne)
Lacistemataceae (Thorne)
Scyphostegiaceae (Thorne)
Stachyuraceae (Thorne)
Violaceae (Thorne)
Tamaricaceae (Thorne)
Frankeniaceae (Thorne)
Dioncophyllaceae (Thorne)
Ancistrocladaceae (Thorne)
Turneraceae (Thorne)
Malesherbiaceae (Thorne)
Passifloraceae (Thorne)
Achariaceae (Thorne)
Caricaceae (Thorne)
Fouquieriaceae (Thorne)
Hoplestigmataceae (Thorne)
Cucurbitaceae (Thorne)
Datiscaceae (Thorne)
Begoniaceae (Thorne)
Loasaceae (Thorne)
Salicales
Salicaceae (Thorne)
Capparales
Tovariaceae
Capparaceae (Thorne)
Brassicaceae (Cruciferae) (Thorn
Moringaceae (Thorne)
Resedaceae (Thorne)
Batales
Gyrostemonaceae (Thorne)
Bataceae (Thorne)
Ericales
Cyrillaceae (Thorne)
Clethraceae (Thorne)
Grubbiaceae (Thorne)
Empetraceae (Thorne)
Epacridaceae (Thorne)
Ericaceae (Thorne)
Pyrolaceae
Monotropaceae
Diapensiales
Diapensiaceae (Thorne)
Ebenales
Sapotaceae (Thorne)
Ebenaceae (Thorne)
Styracaceae (Thorne)
Lissocarpaceae (Thorne)
Symplocaceae (Thorne)
Primulales
Theophrastaceae (Thorne)
Myrsinaceae (Thorne)
Primulaceae (Thorne)
SUBCLASS
Rosales
ROSIDAE
Brunelliaceae
Connaraceae (Thorne)
Eucryphiaceae
Cunoniaceae (Thorne)
Davidsoniaceae (Thorne)
Dialypetalanthaceae (Thorne)
Pittosporaceae (Thorne)
Byblidaceae (Thorne)
Hydrangeaceae (Thorne)
Columelliaceae (Thorne)
Grossulariaceae (Thorne)
Greyiaceae (Thorne)
Bruniaceae (Thorne)
Anisophylleaceae (Thorne)
Alseuosmiaceae (Thorne)
Crassulaceae (Thorne)
Cephalotaceae (Thorne)
Saxifragaceae (Thorne)
Rosaceae (Thorne)
Neuradaceae (Thorne)
Crossosomataceae (Thorne)
Chrysobalanaceae (Thorne)
Surianaceae (Thorne)
Rhabdodendraceae (Thorne)
Fabales
Mimosaceae
Caesalpiniaceae
Fabaceae (Papilionaceae) (Thorne)
Proteales
Elaeagnaceae (Thorne)
Proteaceae (Thorne)
Podestemales
Podostemaceae (Thorne)
Haloragales
Haloragaceae (Thorne)
Gunneraceae (Thorne)
Myrtales
Sonneratiaceae
Lythraceae (Thorne)
Rhynchocalycaceae (Thorne)
Alzateaceae (Thorne)
Penaeaceae (Thorne)
Crypteroniaceae (Thorne)
Thymelaeaceae (Thorne)
Trapaceae (Thorne)
Myrtaceae (Thorne)
Punicaceae
Onagraceae (Thorne)
Oliniaceae (Thorne)
Melastomataceae (Thorne)
Combretaceae (Thorne)
Rhizophorales
Rhizophoraceae (Thorne)
Cornales
Alangiaceae (Thorne)
Cornaceae (Thorne)
Garryaceae (Thorne)
Santalales
Medusandraceae (Thorne)
Dipentodontaceae (Thorne)
Olacaceae (Thorne)
Opiliaceae (Thorne)
Santalaceae (Thorne)
Misodendraceae (Thorne)
Loranthaceae (Thorne)
Viscaceae (Thorne)
Eremolepidaceae (Thorne)
Balanophoraceae (Thorne)
Rafflesiales
Hydnoraceae (Thorne)
Mitrastemonaceae
Rafflesiaceae (Thorne)
Celastrales
Geissolomataceae (Thorne)
Celastraceae (Thorne)
Hippocrateaceae
Stackhousiaceae (Thorne)
Salvadoraceae (Thorne)
Tepuianthaceae (Thorne)
Aquifoliaceae (Thorne)
Icacinaceae (Thorne)
Aextoxicaceae
Cardiopteridaceae (Thorne)
Corynocarpaceae
Dichapetalaceae (Thorne)
Euphorbiales
Buxaceae (Thorne)
Simmondsiaceae (Thorne)
Pandaceae
Euphorbiaceae (Thorne)
Rhamnales
Rhamnaceae (Thorne)
Leeaceae
Vitaceae (Thorne)
Linales
Erythroxylaceae (Thorne)
Humiriaceae (Thorne)
Ixonanthaceae (Thorne)
Hugoniaceae (Thorne)
Linaceae (Thorne)
Polygalales
Malpighiaceae (Thorne)
Vochysiaceae (Thorne)
Trigoniaceae (Thorne)
Tremandraceae (Thorne)
Polygalaceae (Thorne)
Xanthophyllaceae
Krameriaceae (Thorne)
Sapindales
Staphyleaceae (Thorne)
Melianthaceae (Thorne)
Bretschneideraceae (Thorne)
Akaniaceae (Thorne)
Sapindaceae (Thorne)
Hippocastanaceae
Aceraceae
Burseraceae (Thorne)
Anacardiaceae (Thorne)
Julianiaceae
Simaroubaceae (Thorne)
Cneoraceae (Thorne)
Meliaceae (Thorne)
Rutaceae (Thorne)
Zygophyllaceae (Thorne)
Geraniales
Oxalidaceae (Thorne)
Geraniaceae (Thorne)
Limnanthaceae (Thorne)
Tropaeolaceae (Thorne)
Balsaminaceae (Thorne)
Apiales
Araliaceae (Thorne)
Apiaceae (Umbelliferae) (Thorne)
SUBCLASS
Gentianales
ASTERIDAE
Loganiaceae (Thorne)
Gentianaceae (Thorne)
Saccifoliaceae (Thorne)
Apocynaceae (Thorne)
Asclepiadaceae
Solanales
Duckeodendraceae (Thorne)
Nolanaceae
Solanaceae (Thorne)
Convolvulaceae (Thorne)
Cuscutaceae
Retziaceae
Menyanthaceae (Thorne)
Polemoniaceae (Thorne)
Hydrophyllaceae (Thorne)
Lamiales
Lennoaceae (Thorne)
Boraginaceae (Thorne)
Verbenaceae (Thorne)
Lamiaceae (Labiatae) (Thorne)
Callitrichales
Hippuridaceae (Thorne)
Callitrichaceae (Thorne)
Hydrostachyaceae (Thorne)
Plantaginales
Plantaginaceae (Thorne)
Scrophulariales
Buddlejaceae (Thorne)
Oleaceae (Thorne)
Scrophulariaceae (Thorne)
Globulariaceae (Thorne)
Myoporaceae (Thorne)
Orobanchaceae
Gesneriaceae (Thorne)
Acanthaceae (Thorne)
Pedaliaceae (Thorne)
Bignoniaceae
Mendonciaceae
Lentibulariaceae (Thorne)
Campanulales
Pentaphragmataceae (Thorne)
Sphenocleaceae (Thorne)
Campanulaceae (Thorne)
Stylidiaceae (Thorne)
Donatiaceae (Thorne)
Brunoniaceae
Goodeniaceae (Thorne)
Rubiales
Rubiaceae (Thorne)
Theligonaceae
Dipsacales
Caprifoliaceae (Thorne)
Adoxaceae (Thorne)
Valerianaceae (Thorne)
Dipsacaceae (Thorne)
Calycerales
Calyceraceae (Thorne)
Asterales
Asteraceae (Compositae) (Thorne)
LILIOPSIDA (MONOCOTS)
SUBCLASS
Alismatales
ALISMATIDAE
Butomaceae (Thorne)
Limnocharitaceae (Thorne)
Alismataceae (Thorne)
Hydrocharitales
Hydrocharitaceae (Thorne)
Najadales
Aponogetonaceae (Thorne)
Scheuchzeriaceae (Thorne)
Juncaginaceae (Thorne)
Potamogetonaceae (Thorne)
Ruppiaceae (Thorne)
Najadaceae
Zannichelliaceae (Thorne)
Posidoniaceae (Thorne)
Cymodoceaceae (Thorne)
Zosteraceae (Thorne)
Triuridales
Petrosaviaceae (Thorne)
Triuridaceae (Thorne)
Arecales
Arecaceae (Palmae) (Thorne)
Cyclanthales
Cyclanthaceae (Thorne)
Pandanales
Pandanaceae (Thorne)
Arales
Acoraceae (Thorne)
Araceae (Thorne)
Lemnaceae (Thorne)
SUBCLASS
Commelinidales
COMMELINIDAE
Rapateaceae (Thorne)
Xyridaceae (Thorne)
Mayacaceae
Commelinaceae (Thorne)
Eriocaulales
Eriocaulaceae (Thorne)
Restionales
Flagellariaceae (Thorne)
Joinvilleaceae (Thorne)
Restionaceae (Thorne)
Centrolepidaceae (Thorne)
Juncales
Juncaceae (Thorne)
Thurniaceae (Thorne)
Cyperales
Cyperaceae (Thorne)
Poaceae (Gramineae) (Thorne)
Hydatellales
Hydatellaceae (Thorne)
Typhales
Sparganiaceae
Typhaceae (Thorne)
SUBCLASS
Bromeliales
ZINGIBERIDAE
Bromeliaceae (Thorne)
Zingiberales
Strelitziaceae (Thorne)
Heliconiaceae (Thorne)
Musaceae (Thorne)
Lowiaceae (Thorne)
Zingiberaceae (Thorne)
Costaceae (Thorne)
Cannaceae (Thorne)
Marantaceae (Thorne)
SUBCLASS
Liliales
LILIIDAE
Philydraceae (Thorne)
Pontederiaceae (Thorne)
Haemodoraceae (Thorne)
Cyanastraceae
Liliaceae (Thorne)
Iridaceae (Thorne)
Velloziaceae (Thorne)
Aloeaceae
Agavaceae (Thorne)
Xanthorrhoeaceae (Thorne)
Hanguanaceae (Thorne)
Taccaceae (Thorne)
Stemonaceae (Thorne)
Smilacaceae (Thorne)
Dioscoreaceae (Thorne)
Orchidales
Geosiridaceae
Burmanniaceae (Thorne)
Corsiaceae (Thorne)
Orchidaceae (Thorne)